Thị trường phát triển ứng dụng di động toàn cầu có vẻ rất tiềm năng trong những năm tới. Thực tế, thị trường này dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là gần 18% trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2023 (theo Technavio, 2019). Vì vậy, không ngạc nhiên khi thấy lý do tại sao nhiều công ty đang theo dõi và chú ý đến lĩnh vực này.
Cũng rất thú vị khi nhận thấy rằng trong nhiều năm trôi qua, các ứng dụng di động đang trở nên sáng tạo và tinh vi hơn. Những đặc điểm này được phản ánh trong các xu hướng sau trong năm 2019.
1. Tăng cường những ứng dụng nhu cầu
Nhu cầu về sự tiện lợi, tốc độ và phương thức thanh toán dễ dàng, được cung cấp bởi các ứng dụng theo yêu cầu sẽ tiếp tục phát triển. Cho đến nay, người dùng đã có trải nghiệm tích cực với các ứng dụng vận chuyển theo yêu cầu như Grab và Uber. Tuy nhiên, hiện tại họ đang mong đợi được thấy sự mở rộng của các loại ứng dụng này cho các ngành công nghiệp khác nhau như dọn dẹp, giao hàng, giặt ủi, mua sắm, v.v.
2. Phát triển ứng dụng tương tác thực (Augmented reality) và Thực tế ảo (Virtual reality)
Sự phổ biến của các ứng dụng AR đã tăng lên trong những năm gần đây, dự đoán rằng thị trường này sẽ đạt 209 tỉ USD vào năm 2022 (theo Statista, 2018). Các loại ứng dụng này tạo ra trải nghiệm tương tác nhiều hơn cho người dùng và kết quả là chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ của Pokemon Go trên toàn thế giới và sự gia tăng của một số ứng dụng AR thú vị khác như nền văn minh phác thảo và BBC.
Các công nghệ đằng sau các ứng dụng AR là ARKit trên iOS và ARCore trên Android, cho phép các lập trình viên sử dụng các thiết bị cảm biến để ánh xạ môi trường xung quanh và đặt các vật thể ảo bên trong. Do đó, dự kiến các công ty và nhà tiếp thị sẽ sử dụng các tính năng này để hiển thị và quảng bá sản phẩm trong tương lai.
3.Tăng cường khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo (AI)
Dự báo thị trường trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) sẽ đạt 40 tỷ USD vào năm 2020 (theo IDC, 2019), cho thấy sự quan tâm đến việc triển khai AI để bổ sung cho trí thông minh của con người trong một số ngành là rõ ràng.
Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi cách mọi người tương tác với các ứng dụng di động. Chẳng hạn như Siri hoặc Google Assistant hiện có thể giúp người dùng thu thập thông tin, sắp xếp lịch trình, đặt lịch hẹn, v.v … Điều này hoàn toàn có thể do sự phát triển trong Xử lý ngôn ngữ tự nhiên và khoa học máy tính. Vì vậy, mục đích của AI là mô phỏng hành vi của con người chứ không chỉ là một trợ lý ảo.
4. Cải tiến tốc độ trên nền tảng di động (AMPs) và Các ứng dụng nền Web (PWAs)
Cho rằng tốc độ là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với người dùng di động, Google quyết định ra mắt AMPs (tăng khả năng đáp ứng và hiển thị của trang web khi chạy trên các thiết bị di động), đây là một dự án nguồn mở nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm duyệt web trên thiết bị di động nói chung. Bên cạnh đó, AMP rẻ hơn để phát triển và duy trì so với các ứng dụng di động truyền thống và chúng được xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm của Google.
Mặt khác, chúng ta có các Ứng dụng nền web (PWAs) cũng chứa các ưu điểm và tính năng của một ứng dụng truyền thống, nhưng lại không bị ảnh hưởng bởi các hạn chế của các trang web di động như tốc độ Internet chậm.
PWAs không cần download cũng không cài đặt và chúng cung cấp các tính năng như chế độ ngoại tuyến và toàn màn hình, trình khởi chạy màn hình chính, quyền truy cập vào camera và thông báo. Bên cạnh đó, PWAs cũng nhanh hơn và tốn ít dữ dung lượng hơn các trang web di động.
5. Mở rộng Instant Apps trên Android
Nhằm mục đích tiết kiệm bộ nhớ và thuận tiện hơn, Google đã tạo các Instant Apps (là một ứng dụng native giúp cho người dùng có thể ngay lập tức sử dụng ứng dụng của các nhà phát triển mà không cần cài đặt). Chúng bao gồm các phần quan trọng nhất của ứng dụng và phần còn lại của nội dung có từ một liên kết URL, có thể tiết kiệm bộ nhớ tuyệt vời trong thiết bị di động.
Vimeo là một ví dụ, đó là một nền tảng phát video.Vimeo đã sử dụng Instant Apps để giảm dung lượng cài đặt trên Android từ 15MB xuống 4MB. Do đó, nó có thể mang lại trải nghiệm tốt hơn trên các thiết bị Android và công ty đã chứng kiến sự gia tăng 130% tốc độ trong quá trình phát video.
Các ví dụ khác về ứng dụng này bao gồm BuzzFeed, OneFootball và New York Times Crossword.
6. Tăng trưởng bền vững của điện toán đám mây di động
Gần một nửa chi tiêu cho ngành CNTT trong năm 2018 là dựa trên điện toán đám mây (theo IDC, 2018), điều đó cho thấy các công cụ và dịch vụ sẽ dựa trên điện toán đám mây sẽ tiếp tục phát triển vào năm 2019. Sự tăng trưởng này sẽ bao gồm Phần mềm dưới dạng Dịch vụ, Dịch vụ Hạ tầng và Dịch vụ Nền tảng.
Mục đích của các giải pháp điện toán đám mây di động là cung cấp các ứng dụng di động phong phú và trải nghiệm người dùng tốt hơn trên nhiều thiết bị. Điều này sẽ có lợi cho các công ty muốn phục vụ người dùng trên thiết bị di động, nhưng đòi hỏi sức mạnh tính toán nhiều hơn, ngăn chặn sự phá hoại trải nghiệm trên thiết bị di động.
7. Tăng cường sử dụng Chatbots
Nhu cầu tương tác real-time giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng đã thúc đẩy sự phát triển của Chatbots. Trong một số trường hợp, Chatbots được sử dụng để hỗ trợ cho mục đích mang lại sự tương tác với khách hàng tốt hơn. Trong các trường hợp khác, Chatbots đã trở thành trung tâm của nhiều ứng dụng như Facebook Messenger hoặc Telegram.
Dù sao đi nữa, có vẻ như chúng ta sẽ thấy nhiều hơn các Chatbots này sẽ thúc đẩy các cuộc trò chuyện giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch vụ hoặc cạnh tranh với nhau để trở thành những kẻ sáng tạo nhất trong năm 2019.
8. Phổ biến công nghệ Blockchain
Thị trường công nghệ blockchain được dự đoán sẽ đạt 20 tỷ USD vào năm 2024 (Theo Transparency market, 2019), có nghĩa là phân khúc này sẽ tiếp tục tạo ra các tiên đề trong năm 2019.
Blockchain có một thời điểm giữ vai trò đặc biệt quan trọng giữa các tổ chức tài chính và nhà đầu tư vì nó đã thúc đẩy những lợi ích to lớn, ít nhất là về vấn đề tài sản. Giờ đây, thách thức còn lại đối với blockchain là làm sao để dễ tiếp cận hơn vào năm 2019.
9. Tích hợp Wearable Apps
Y tế là ngành đã tận dụng tối đa Wearable apps (thiết bị có thể đeo trên người) trong năm 2018. Chứng minh cho điều này là họ có thể theo dõi các dấu hiệu quan trọng như nhịp tim và lượng đường trong máu của bệnh nhân hàng ngày. Tuy nhiên, ngoài lĩnh vực y tế, còn có nhiều công ty muốn hưởng lợi từ công nghệ này từ năm 2019. Wearable Apps đem lại sự thú vị bởi vì chúng có thể thể hiện phong cách và cá tính của từng người. Hơn nữa, sự phát triển trong ngành công nghiệp smartwatch cũng sẽ hỗ trợ cho xu hướng phát triển Wearable Apps.
10. Những tiến bộ trong công nghệ Internet of Things (IoT)
Năm 2018, công nghệ IoT dường như đã tạo ra một tác động lớn trong lĩnh vực vận hành và logistics, xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2019. Sự phổ biến của IoT được phát triển bởi khả năng liên kết các khía cạnh khác nhau của hệ thống nhanh và tiện lợi hơn. Ví dụ: công ty chuyển phát nhanh DHL đã sử dụng IoT để theo dõi và giám sát các đơn hàng của họ. Một ví dụ khác là công ty Canary Smart Security đã cho phép người dùng xem lại các cảnh quay bí mật từ ứng dụng của họ ngay cả vào ban đêm vì hệ thống bảo mật Canary tích hợp một camera nhìn được vào ban đêm.
Nhiều công ty mong muốn tích hợp các yếu tố vật lý của họ với internet trong hệ thống của họ, chúng ta sẽ tiếp tục thấy những ứng dụng sáng tạo mới trong năm 2019.
11. Đổi mới và quảng bá Dịch vụ thanh toán di động
Sự tăng trưởng của thương mại điện tử và dịch vụ kỹ thuật số đang duy trì sự tăng trưởng ổn định của các ngân hàng. Chúng được dự đoán sẽ tiếp tục đổi mới để cung cấp cho người dùng các phương thức thanh toán thuận tiện và phổ biến rộng rãi hơn vào năm 2019. Tính năng thú vị của các loại ứng dụng này là người dùng cuối sẽ được giải đáp những rắc rối khi truy cập vào tài khoản ngân hàng của mình. Vì vậy, chúng ta nên để mắt đến phân khúc này, nó chắc chắn sẽ mang đến nhiều bất ngờ hơn.
12. Chú ý các giải pháp an ninh
Bảo mật ứng dụng di động vẫn là một trong những ưu tiên của các nhà phát triển trong năm 2019. Điều này là do sự tăng trưởng của ngành này: có hàng tỷ người dùng, số lượng lớn dữ liệu được lưu trữ và Bộ phát triển phần mềm (SDK) của bên thứ 3. Kết quả của xu hướng này là sự ra đời của các ứng dụng nhắn tin được mã hóa như Telegram và các trình duyệt di động có bảo vệ quyền riêng tư.
Bảo mật ứng dụng chắc chắn sẽ có nhiều cải tiến trong năm 2019, đặc biệt là thanh toán di động, mã hóa dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư.